Cũng như các nước trên thế giới, Nhật Bản cho rằng việc thống nhất đồng phục sẽ tạo được sự công bằng, bình đẳng giữa các học sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về loại đồng phục này. Bài viết này, sẽ giới thiệu đến bạn các loại đồng phục Nhật Bản hiện nay cũng như quá trình phát triển của đồng phục học sinh Nhật Bản.
Mục lục xem nhanh:
1. Lịch sử hình thành nên đồng phục học sinh Nhật Bản
2. Đồng phục nam sinh Nhật Bản (Đồng phục Gakuran)
3. Các loại đồng phục Nhật Bản dành cho nữ sinh
1. Lịch sử hình thành nên đồng phục học sinh Nhật Bản
Đồng phục tại Nhật Bản là một nét đẹp văn hoá mang tính dân tộc đầy tự hào. Trên đất nước Nhật Bản, những bộ đồng phục được các bạn trẻ mang không chỉ ở trường học mà trong những dịp dạo phố hay vui chơi cùng bạn bè.
Đồng phục ở Nhật Bản xuất hiện dưới thời Minh Trị với mục đích nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, phân biệt giai cấp trong trường học. Lúc mới xuất hiện các bộ đồng phục khá đơn giản chỉ là kiểu áo sơ mi và kimono, quần hakama.
Sau này, với sự mở cửa của Nhật Bản và nền văn hoá phương Tây du nhập vào Nhật Bản thì những bộ đồng phục được cách tân và thiết kế mới mẻ, tươi trẻ và hiện đại hơn. Tuy có sự du nhập từ nền văn hoá phương Tây nhưng đồng phục Nhật Bản vẫn mang trong mình một nét đẹp riêng về tính dịu dàng và thanh lịch.
Lịch sử đồng phục Nhật Bản
Ngày nay, đồng phục Nhật Bản khá đa dạng về kiểu cách. Mỗi trường học sẽ có riêng cho mình những bộ đồng phục khác nhau mang dấu ấn riêng của trường. Trường tư sẽ có đồng phục riêng của mình và trường công cũng vậy. Trường tư thục ở Nhật Bản sẽ đưa các thiết kế thời trang vào trong trường học trong khi đó trường công lập sẽ đơn giản hơn.
Hầu hết các trường đều có hai loại đồng phục: một loại dành cho mùa hè, loại còn lại dành cho mùa đông. Độ dài của tay áo và váy được điều chỉnh theo mùa hè và mùa đông của địa phương.
2. Đồng phục nam sinh Nhật Bản (Đồng phục Gakuran)
Đồng phục Gakuran được mệnh danh trang phục điển hình của các nam sinh Nhật Bản. Gakuran có nguồn gốc từ quân phục của thiếu sinh quân Phổ, ý tưởng thiết kế áo Gakuran được lấy theo phong cách phương Tây.
Đây cũng là kiểu áo thường xuyên được sử dụng tại các nước như Trung Quốc và Nhật Bản. Chiếc áo được phổ biến tại Nhật Bản vào năm 1879 với thiết kế có phần mới mẻ, hiện đại. Tuy nhiên, nhìn tổng thể vẫn rất thanh lịch và trẻ trung.
Thiết kế của bộ đồng phục này khá đơn giản với phần cổ thẳng đứng được gài bằng một hàng cúc thẳng dài đến tận cổ. Phần khuy luôn nổi bật thường được trang trí tên và biểu tượng của từng trường khác nhau. Màu chủ đạo của trang phục là màu đen rất nam tính và mạnh mẽ.
Đồng phục Gakuran
Đối với nam sinh khi mặc áo khoác Gakuran có thể thử phối cùng quần tây, quần thể thao, thắt lưng đen sẽ rất thanh lịch… Giày đi kèm với đồng phục Gakuran có thể là giày da hoặc giày thể thao cũng được phối cùng.
Hiện nay, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh nam sinh mang áo Gakuran trên đất nước Nhật Bản. Họ mặc trang phục này như một thói quen hàng ngày không chỉ trong trường lớp mà cả lúc đi dạo, đi chơi cùng bạn bè. Mẫu đồng phục lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành nét đẹp đặc trưng của người Nhật Bản.
3. Các loại đồng phục Nhật Bản dành cho nữ sinh
Đồng phục Nhật Bản dành cho nữ gây được ấn tượng bởi sự đơn giản, hài hoà đậm tính thời trang. Đồng phục nữ sinh Nhật Bản gây ấn tượng đẹp bởi sự nữ tính, dịu dàng. Hiện nay, đồng phục dành cho nữ sinh Nhật Bản phổ biến các loại như sau:
+ Đồng phục nữ sinh kiểu áo ngắn Bolero
Bolero là một trong những loại đồng phục phổ biến dành cho những nữ sinh có gia cảnh tốt. Về hình dáng, áo bolero có độ dài đến thắt lưng của các nữ sinh, kiểu áo này thường sẽ không có cúc áo phía trước.
Đồng phục áo ngắn Bolero
Để tạo nên một bộ đồng phục đồng đều, nữ sinh thường sẽ kết hợp với váy Jumper. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy áo Bolero trong các cuốn truyện anime như trang phục phổ biến cho những cô nàng tiểu thư quý phái ở các ngôi trường quý tộc.
+ Đồng phục với áo khoác Eton
Ở các trường học tại Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy áo khoác Eton khoác ngoài khá thời trang. Đối với áo khoác này thường sẽ không có cổ và có chiều dài ngắn. Phía trước áo khoác Eco sẽ được điểm thêm 2 cúc áo nhỏ tạo điểm nhấn. Đây là loại đồng phục được sử dụng phổ biến ở các trường tư tại Nhật Bản.
Áo khoác Eton
+ Đồng phục váy yếm
Một loại đồng phục mà chúng ta dễ bắt gặp trên các màn ảnh đó chính là váy yếm, đồng phục được sử dụng khá phổ biến ở các trường tiểu học.
Thường váy yếm được nhiều trường tiểu học lựa chọn vì chúng có tính năng và kiểu dáng phù hợp với trẻ em. Với cơ thể trẻ em, phần eo khó nên váy dây sẽ không được thiết kế thắt lưng.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, những phụ kiện thời trang dành cho giới trẻ trang trí trên váy yếm ngày càng nhiều. Vì thế mà đồng phục váy yếm ngày được thiết kế nhiều tính năng hơn để phù hợp với mọi người.
Váy yếm nữ sinh Nhật
Đồng phục này gồm có váy lửng có hai quai, thông thường ở Nhật, các bạn nữ lựa chọn váy dây thường mang cùng áo sơ mi trắng, phía trên có thể thắt nơ nhìn rất bắt mắt. Phần dây váy, tùy theo từng trường mà có thể thiết kế logo trường, bảng tên lên đó cũng như tùy theo sở thích người mang để có thể thiết kế hoạ tiết ở phần dây váy.
+ Đồng phục váy liền
Đồng phục váy liền có một mảnh, không có tay áo, váy được thiết kế theo kiểu phần trên ôm sát người, phần thân váy xoè ra. Kiểu cách váy liền được thiết kế khá đơn giản không cầu kỳ kiểu cách. Thường váy liền được mang chung với áo sơ mi trắng phía trong vào mùa hè, vào mùa đông các học sinh thường khoác bên ngoài một chiếc áo Blazer kiểu cách.
Mẫu đồng phục nữ sinh váy liền
Trước đây váy liền là đồng phục chủ đạo của các trường học bởi tính năng động và thoải mái cho người mang nhưng theo thời gian, chiếc váy không được nhiều người ưa chuộng bởi tính thời trang thấp. Ngày nay, hầu như rất ít trường lựa chọn váy Jumper làm đồng phục cho học sinh.
+ Đồng phục Thuỷ thủ
Đây là loại đồng phục có lịch sử lâu đời nhất ở Nhật, đồng thời là mẫu đồng phục đầu tiên dành cho nữ sinh Nhật Bản. Đồng phục Thuỷ thủ ra đời vào năm 1920 lấy cảm hứng từ quân phục hải quân thời đó, với kiểu cổ áo đặc trưng, thiết kế cũng khá đơn giản.
Lúc mới ra đời, bộ đồng phục này đơn giản chỉ gồm một chiếc áo có cổ giống như thủy thủ và váy xếp ly. Sau khi đưa vào sử dụng, bộ đồng phục này được các trường học sử dụng với mức phổ biến rộng rãi.
Bộ đồng phục thủy thủ nổi tiếng của nữ sinh Nhật
Về sau với sự phát triển của xã hội bộ đồng phục này không còn phù hợp nữa buộc các nhà thiết kế cách tân lại bộ đồng phục và đi kèm theo là các phụ kiện gồm có ruy băng, cà vạt hoặc nơ thắt ở cổ áo tạo nên sự duyên dáng và thời trang cho các bạn nữ. Gần đây, không còn quá nhiều trường học sử dụng đồng phục thuỷ thủ nữa nhưng vẫn là nét đặc trưng rất riêng của người Nhật Bản.
+ Đồng phục áo Blazer
Đây là loại đồng phục được mặt nhiều nhất ở Nhật Bản, áo Blazer được các trường chọn làm đồng phục ở Nhật bắt đầu từ năm 1990 với kiểu cách và màu sắc khá đơn giản.
Lúc đầu, Blazer đơn thuần là chiếc áo khoác trơn không kiểu cách hay hoạ tiết nhiều. Sau này, để phù hợp với sự phát triển của xã hội áo Blazer được các trường chú trọng về mặt hình thức được cách tân theo kiểu áo ôm có vòng eo, trên áo được thiết kế nhiều hoa văn thể hiện được sự tươi trẻ của người mang.
Đồng phục áo khoác Blazer
Áo Blazer thường được các nữ sinh ưa chuộng hơn là nam sinh. Các bạn thường mang phía trong là áo len khoác ngoài là Blazer đi cùng với váy xếp ly cùng các phụ kiện thời trang khác. Đây là loại đồng phục khá tiện lợi bởi sự linh hoạt dễ phối đồ và dễ mang. Có thể mang trong trường học cũng có thể mang trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
4. Một số phụ kiện đi kèm với đồng phục nữ sinh Nhật Bản
+ Áo vest và áo len
Mùa đông ở Nhật Bản thường khá lạnh. Vì thế, để giữ ấm cho cơ thể, nhiều trường học sẽ sử dụng thêm áo vest hoặc áo len để giữ ấm. Một số màu sắc áo vest và áo len được sử dụng là màu đen, xám hoặc trắng.
+ Nơ và cà vạt
Để tăng thêm tính thời trang cho đồng phục của nữ sinh Nhật Bản, các bạn nữ thường sẽ kết hợp với nơ hoặc cà vạt. Những phụ kiện này là điểm nhấn quan trọng giúp thay đổi phong cách thời trang đa dạng của nữ sinh.
Các phụ kiện kèm theo đồng phục nữ sinh Nhật Bản
+ Tất chân
Tất chân không chỉ có tác dụng giữ ấm cho cơ thể mà còn là phụ kiện thời gian được nhiều học sinh Nhật ưa chuộng. Thông thường, tất chân được sử dụng làm đồng phục sẽ có 2 màu chính là đen hoặc trắng.
Độ dài ngắn cho tất chân phù thuộc vào các loại đồng phục. Tuy nhiên, các trường học thường lựa chọn tất có độ dài ngay dưới gối nhằm tạo sự thoải mái hơn cho nữ sinh.
+ Giày
Đây là phụ kiện không thể thiếu khi kết hợp với đồng phục của học sinh. Thông thường, các trường sẽ đưa ra quy định cho học sinh sử dụng giày lười hoặc giày mô ca đế thấp khi đến trường. Màu sắc thường được sử dụng đối với phụ kiện giày là màu đen hoặc nâu.
5. Nét đặc trưng của đồng phục học sinh ở Nhật Bản
Vì sao đồng phục nữ sinh Nhật Bản lại ngắn?
Nhật Bản được xem là “cái nôi” về đồng phục học sinh khi cho ra đời nhiều mẫu mã, kiểu dáng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các thiết kế đồng phục học sinh đều có những điểm tương đồng. Cùng tìm hiểu những đặc trưng của đồng phục học sinh ở Nhật với các chi tiết sau:
- Váy dành cho nữ sinh thường cao khoảng 15cm và trên đầu gốc. Chiều dài này thích hợp với lứa tuổi của các nữ sinh tại đây. Ngoài ra, theo quan niệm xưa, vải dệt là một chất liệu khá đắt đỏ. Vì thế, họ luôn có thói quen tiết kiệm nên lâu ngày váy ngắn trở thành đặc trưng của nữ sinh Nhật Bản.
- Đồng phục Nhật Bản được xem là nét văn hóa đặc trưng tại xứ sở hoa anh đào. Vậy nên, những chàng trai, cô gái tại đây luôn tự hào khi được khoác lên mình bộ đồng phục mỗi ngày.
Lời kết: Ngày nay đồng phục ở Nhật Bản không chỉ thể hiện nét đặc sắc của trường mà còn là một nét thời trang để người mang thể hiện cá tính, màu sắc của mình. Đồng phục Nhật Bản thay đổi theo sự phát triển của ngành thời trang nhưng không vì thế mà mất đi nét đẹp truyền thống vốn có trước đây. Để biết thêm thông tin về kỹ sư Nhật Bản hay XKLĐ Nhật Bản, bạn có thể gọi cho chúng tôi hoặc để lại SĐT và tên vào form bên dưới để Nhatban24h hỗ trợ bạn.
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu 10 trang phục Nhật Bản phổ biến nhất – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
16 cách nói lời cảm ơn tiếng Nhật lịch sự trong mọi tình huống
Top 11 ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản lương cao, dễ trúng tuyển
Giới thiệu việc làm cho người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản khi về nước